Sunday, February 3, 2013

TIN THẾ GIỚI

 Tin tức / Thế giới / Châu Á

Thủ tướng Nhật thề bảo vệ quần đảo có tranh chấp với Trung Quốc

Tàu tuần tra của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản (phải) áp sát một tàu đánh cá Trung Quốc cách quần đảo đang tranh chấp 200 km về hướng tây nam, thứ Bảy ngày 2 tháng 2, 2013. (AP Photo/Japan Coast Guard 11th Regional Headquarters)
CỠ CHỮ
Tuần duyên Nhật Bản đã ngăn chặn một tàu đánh cá Trung Quốc gần đảo Okinawa ở miền nam nước Nhật và bắt giữ thuyền trưởng vì nghi là đánh bắt không được phép trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Nhật Bản.

Tuần duyên Nhật Bản cho biết tàu Trung Quốc bị chặn cách đảo Miyaki khoảng 50 kilômét, và cách nhóm đảo ở Biển Đông Trung Quốc 150 kilômét mà Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều nhận thuộc chủ quyền của mình.

Tuần duyên nói tàu Trung Quốc có một thuỷ thủ đoàn gồm 13 người.

Cuộc tranh chấp sôi sục từ lâu về việc kiểm soát nhóm đảo, Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đã leo thang trong những tháng gần đây khi Trung Quốc tìm cách đòi chủ quyền trên một khu vực rộng lớn tại Biển Đông và Nam Trung Quốc. Cả hai bên đều đưa đến vùng này máy bay phản lực chiến đấu và điều động các tàu tuần tra vào lúc căng thẳng lên cao.

Sáng ngày thứ Bảy, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với các thành viên lực lượng Tuần Duyên tại Okinawa là Nhật Bản bằng mọi giá bảo vệ nhóm đảo tranh chấp.

Thủ tướng Abe cũng cảnh báo là tình hình an ninh liên quan đến nhóm đảo đang trở nên tệ hơn thay vì tốt đẹp hơn.

Thông tấn xã Kyodo của Nhật Bản nói hành động này đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc kể từ tháng 9 năm 2010, khi Nhật Bản bắt một thuyền trưởng tàu đánh cá bằng lưới rà Trung Quốc sau khi ông này cho tàu đâm vào hai tàu chiến của Tuần Duyên Nhật Bản.

Vụ bắt giữ này đã khiến Trung Quốc và Nhật Bản lời qua tiếng lại đầy giận giữ trước khi viên thuyền trưởng được trả tự do vài tuần lễ sau đó mà không bị truy tố.

Cuối tháng trước, các tàu Tuần duyên Nhật Bản dùng vòi rồng đẩy lui một chiếc tàu chở những nhà hoạt động Đài Loan tiến đến nhóm đảo tranh chấp. Nhật Bản nói tàu của Đài Loan cùng với 4 tàu hộ tống quay trở lại khi còn cách đảo 30 kilômét.

 

Nga lo ngại vụ 'Israel bắn vào Syria'

Cập nhật: 10:08 GMT - thứ năm, 31 tháng 1, 2013

Nga và Syria có quan hệ đồng minh từ lâu dài
Nga bày tỏ lo ngại về tin nói có ‘cuộc không kích của Israel’ vào mục tiêu tại Syria, cho rằng nếu có thì vụ tấn công như vậy ‘vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc’.
Theo quân đội Syria, một số phản lực cơ của Không quân Israel đã bắn phá trung tâm nghiên cứu quân sự ở phía Tây Bắc Damascus hôm thứ Tư.
Nhưng Syria bác bỏ tin nói một số công xa của họ chở vũ khí cho Lebanon bị bắn trúng.
Nga cũng không hề lên án Tổng thống Syria, Bashar al-Assad trong suốt 22 tháng xung đột làm chết hơn 60 nghìn người.
Thông cáo của quân đội Syria được truyền thông nhà nước đăng tải, nói rằng các phi cơ của Israel đã bắn thẳng vào trung tâm nghiên cứu ở Jamraya, giết chết hai người và làm bị thương năm người.
Bộ Ngoại giao Nga nói:
"Nếu thông tin được xác nhận thì hóa ra chúng ta đang phải đối mặt với vụ tấn công không do khiêu khích vào lãnh thổ một nước có chủ quyền, và điều đó vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hiệp quốc, và là điều không thể chấp nhận được, không thể có lý do nào bào chữa được.”
Quan hệ Nga và Israel đã cải thiện trong những năm qua nhờ thương mại và trao đổi kinh tế tăng lên ngày một mạnh nhưng hai bên vẫn bất đồng về Iran và Syria.

Không bỏ đồng minh?


Quân đội Israel đón Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 6/2012: hai nước tăng cường quan hệ nhưng vẫn có căng thẳng
Trong khi đó, lãnh đạo Nga cũng đang phải xem xét lại các quyền lợi của họ ở Syria và sự ủng hộ giành cho gia đình ông Assad.
Cũng trong tháng này, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Nga xác nhận đã sơ tán gia đình của các nhà ngoại giao của họ khỏi Damascus nhưng nói không có định sơ tán hàng ngàn công dân Nga sống ở Syria.
Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov cũng giảm nhẹ tầm quan trọng của việc đưa 77 công dân Nga ra khỏi Syria.
Ông nói hai chuyến bay đưa họ trở về Moscow hôm 23/1 không phải là khởi đầu của nỗ lực giải cứu lớn.
Theo ông Lavrov, thân nhân của các nhà ngoại giao Nga “đã ra đi từ lâu” mà không cho biết chi tiết, nhưng Đại sứ quán Nga vẫn hoạt động bình thường.
Cho tới nay, trong số các cường quốc, Nga vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Tổng thống Assad và điều này được thể hiện ra trong quan ngại với bản tin về 'vụ tấn công của Israel', theo phóng viên BBC tại Moscow, Steve Rosenberg.
Cũng trong tuần này, tin tức về hàng chục xác người bị hành quyết được tìm thấy ở thành phố Aleppo thuộc mạn Bắc Syria, gây chấn động quốc tế.
Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền của Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh hôm 29/1, ít nhất 65 thi thể đã được tìm thấy trên bờ sông Quwaiq ở quận Bustan al-Qasr, thuộc mạn tây.

No comments:

Post a Comment