Sunday, February 17, 2013

LÀNG DỆT BẢY HIỀN


LÀNG DỆT BẢY HIN


Khi còn ở Việt nam tôi không bao giờ nghĩ được rằng sang Mỹ đồng hương mình lại có dịp tụ họp đông vui như năm rồi. Bên Việt nam , đất Bảy hiền không rộng , nhà cửa gần nhau san sát từng cụm, mỗi sáng ra đường , đi chợ ,uống cà phê là gặp mặt nhau ,chào hỏi nhau dòn dã. Cả khu dệt chỉ có 2 con đường nhỏ: Nguyễn bá Tòng và Hồ tấn Đức - bây giờ là Nguyễn-bá-Tòng và Võ -thành- Trang- song song nhau nối liền khu xóm dệt đông vui, ồn ào, náo nhiệt ngày đêm. 

  Ồn ào vì từ sáng đến chiều,đến nửa khuya,tiếng khung cửi dệt rào rào như tiếng mưa rơi xầm xập ,hồi đó ở đây mọi người nói chuyện với nhau rất to ,bỡi vì với âm điệu bình thường không thể nào nghe nhau rõ 

 ...Hồi mới sang Mỹ,những ngày tháng đầu tôi thường phát âm thật lớn,mỗi lần nói chuyện,mọi người đều nhìn tôi lạ lùng không hiểu nhân vật nầy ở đâu ra mà to tiếng thế? Ở Việt nam cũng vậy ,dân Bảy hiền đi ra ngoài thường có giọng phát âm sang sãng vì mọi người tưởng chừng như nói nhỏ không ai nghe được.Riết rồi dân xóm dệt trở thành ăn to nói lớn.Ăn to bỡi vì nhìn lại xóm có dệt tí tẹo,thế mà quán xá lu bù. Trên đường nhỏ ngay xưởng hồ của Hồ Trung,bánh bèo,bánh xèo,mì Quảng, hù tiếu,phở ... mọc lên lũ khũ. Tối thứ bảy ,chủ nhật qua đây,tiếng người nói chuyện,tiếng lữa reo, tiếng bánh xèo đổ " xèo xeò" tiếng xe Honda chạy ì ầm taọ thành một âm thanh ồn ào khó tả.Những người dân đất Quảng tha hương-sống loanh quanh Sài gòn-thường trở về đây tìm lại dư hương xa xưa với những món ăn quê hương, giữa khung cảnh náo nhiệt nhưng đầy thân yêu ,đầm ấm nơi xứ lạ. Bảy hiền là quê hương thứ hai cuả những người dân đất Quảng xa xứ.Về đây để nghe laị giọng nói quê mình,những mô ,tê, ri , rứa; những ni ,nớ ,mi, tau. Ôi !những âm điệu thân yêu,trìu mến đó ,từ lọt lòng ra mình đã nghe - như ăn, như uống - đi sâu vào tâm thức mình ,xương tủy mình ,trong từng giấc ngủ ,chiêm bao .Để rồi mỗi lần tha hương,nơi đất lạ quê người, lại thèm nghe giọng nói đó,âm thanh đó như thèm ăn những đặc sản nơi quê mẹ. Ở đây --những ngày còn sinh sống nơi đất Sái gòn - mỗi lần ra đường,ra chợ,giữa đám đông người,nghe có giọng miền Trung là vợ tôi lại lân la hỏi chuyện . -Anh chị ở Quảng nam ? Dạ,tôi ở Tam kỳ. - Chị ở Đà nẵng. - Em ở Duy xuyên- Được nghe lại giọng nói đó,bao giờ chúng tôi cũng thấy lại vui ,lại gần gủi nơi quê cha đất tổ. Tôi biết và tôi không hiểu được vì sao,có những người khi xa quê hương lại từ bỏ giọng nói quê hưong mình, chê nó quê mùa ,cục mịch.
Ôi ! quê hương .Quê hương đối với ta bao giờ cũng đẹp,cũng thân yêu. Bỡi vì ông bà ta đã sinh ra từ đó , cha mẹ ta đã sinh ra từ đó.Và từ đó,ta đã nằm trong nôi,nghe tiếng hát mẹ à ơi ,vỗ về từng câu ca dao ngọt lịm.
" Ngó lên Hòn kẻm đá vừng,thương cha ,nhớ mẹ qúa chừng bạn ơi".
Những buổi trưa hè oi bức nằm lim dim trên chiếc võng tre kĩu- kịt bên hiên, nghe tiếng chị ru à ơi :
"Cây da mô cao cho bằng cây da Bàn lãnh, đất mô thanh cảnh cho bằng đất Bảo an, chỗ mô vui cho bằng chỗ phố chỗ Hàn ,dưới sông tàu chạy trên đàng ngựa xe ." hay :" cầm cân xuống phố mua vàng , gặp anh giữa đàng bảy lượng còn ba , về nhà nói dối bà gia , dọn đường quét ngỏ tháng ba dâu về , dâu về dâu chẳng về không , ngựa ô đi trước ngựa hồng đi sau , mâm trầu lại với mâm cau , có thằng nho nhỏ đi sau quạt hầu ."
Những câu ca dao mịn màng ,êm ấm đó như ru ta vào giấc ngủ thần tiên của tuổi ấuthơ ,nơi quê hương của một thời yên bình dĩ vãng.
Rồi chiến tranh xảy ra , bom đạn cày xéo trên quê cha ,đất tổ , người dân xứ Quảng cũng bỏ xứ ra đi ,trăm phương nghìn hướng ,nhưng tựu trung nhiều nhất về miền nam , vùng Sài gòn-Gia Định .Một số đông về xã Phú-thọ hòa và Tân sơn hòa [thuộc quận Tân bình] mà lập nên một làng dệt Quảng nam với tên gọi mới là làng dệt Bảy hiền .Từ Sài gòn đi về hướng Tây ninh làng dệt nằm ngay góc trái của ngã tư giao lộ đường Lê văn Duyệt và Nguyễn văn Thoại . Phía bên kia là đường Hồ tấn Đức ,lối vào nằm trên đường Nguyễn văn Thoại , ngay đầu đường vào có quán cà phê " Gió " nỗi tiếng của lớp bạn trẻ . Những cô thợ dệt trẻ hay các nữ sinh đi ngang qua đây thường đi rất nhanh để tránh những lời chọc ghẹo của các cậu thanh niên vừa uống cà phê vừa nhìn ra đường dòm ngó .Giống như bao nhiêu quán cà phê khác ở trên toàn cỏi VN ,quán Gió cũng có một cô hàng cà phê nhỏ nhỏ,xinh xinh ,để ngày ngày các anh thợ dệt ,các cậu học sinh , rỗi công ra đây tán tĩnh để rồi bỏ quên " cây đàn ", à không " cái thoi " . Cái thoi anh bỏ đâu rồi ? Anh về anh thấy bồi hồi nhớ em .Em được thì cho anh xin. Hay là em để trong tim em rồi... Hay một anh chàng học trò khờ ,sính văn chương về nhà làm thơ con cóc. " Con cóc trong hang con cóc nhảy ra,con cóc nhảy ra ,con cóc ngồi đó ,con cóc ngồi đó,con cóc nhảy đi...để rồi nhà thơ con cóc cùng các chàng thợ dệt đua nhau trồng những cây si to tổ bố như những gốc đa trong quán cô chủ .Một ngày nọ cô nàng đi lấy chồng ,bao nhiêu anh chàng đâm ra thất tình về nhà ca bài ca " con sáo" . Con sáo sang sông còn trông con sáo lại , em đi lấy chồng rồi anh dệt lụa cho ai ? Còn cô nàng cà phê , bẳng đi mấy năm sau , tôi có gặp cô về Bảy hiền ,nhưng nay thì em đã tay bế , tay bồng , nghe đâu chồng cô - một võ sĩ có hạng thời đó - đã từng thượng đài đoạt giải vô đich nhiều lần về võ thiếu lâm ở Chợ lớn ,nhưng sau vì tham dự vào một băng cướp nào đó nên vào tù , bị đày ra Côn đảo , cô nàng dắt mấy đứa con nhỏ về lại Bảy hiền ,nương nhờ ông bà ngoại Từ đường Nguyễn bá Tòng đi thẳng lên , qua xưởng hồ của Hồ Trung thì đến chợ bà Hoa .Đây là một ngôi chợ nhỏ ,bán toàn đồ ăn đặc sản miền Trung ,rau cải và một ít vải vóc . Trước 75, Bà Hoa chủ chợ - không phải là một nhân vật lịch sử ,hoang đường hay truyền thuyết - như các Bà Hom , Bà Quẹo , Bà Điểm ... xung quanh đây - mà bà Hoa là một người thật việc thật . Bà ta bỏ tiền ra mua khu đất này của nhà thờ , xây chợ cho thuê rồi cho người ra thu thuế . Một người đàn bà to con ,bậm trợn và phi thường nên việc làm cũng phi thường .Gần đến ngày 30 tháng 4 , bà ta ,trước khi bỏ của chạy lấy người, cũng lanh lẹ hốt được một cú hụi chót , bằng cách ranh mãnh đem bán những ngôi nhà xung quanh chợ, cho những người chân ướt chân ráo chạy loạn từ Đà nẵng vào Sài gòn để lấy được một số vàng không phải nhỏ bằng những văn tự là những tờ giấy mua bán viết tay - như những tờ giấy lộn không hơn không kém [nhưng nhờ lúc đó là thời hổn mang,nên những người mua nhà của bà cũng hợp thức hóa được sau khi phải tốn một số tiền khá lớn vào thời đó].Đặc biệt tại chợ này có gian hàng bán quanh năm những thứ bánh trái miền Trung, Quảng nam như:

  bánh ú [ loại bánh nấu bằng nếp có nhân đậu xanh , gói lá chuối , có bốn góc rất đẹp mắt ] loại bánh này có bán hầu hết tại các quán mì Quảng cuả miền Trung mà hồi nhỏ tôi rất thích vi vừa số tiền ăn vặt được mẹ cho , vừa có chất lượng vì no bụng để đủ sức chạy nhảy ,đá banh ,kéo co ... thỏa thich ;loại bánh thứ hai cũng gói bằng nếp lá chuối nhưng có hình tháp vuông và lớn gấp ba bốn lần cái bánh ú cũng nhân bằng đậu xanh ,đó là cái bánh rò được dùng để cúng trong các dịp giỗ quẩy ; rồi đến bánh tét dài và tròn có nhân ở trong bằng thịt dùng để cúng vào các dịp tết đến ...


[ còn tiếp]
---------------------------------------------------

1 nhận xét:

Nguyen Thi Hoai :
Chào Ông, Cám ơn ông về bài viết rất hay ghi nhận về một "làng nghề/xóm nghề dệt" của người Quảng ở Sài Gòn. Cho đến nay, rất ít tài liệu đề cập về văn hóa làng nghề như trong bài viết của ông. Tôi cũng là người Quảng Nam, quê tôi ở Đại Lộc. Qua những hiểu biết của ông, tôi nghĩ ông có lẽ cũng khá cao tuôi. Tôi sinh năm 1973, chắc thuộc hàng con cháu của ông thôi! Đọc bài viết tôi như được sống lại tuổi thơ với những điệu hò, lời ru ngày còn bé ở quê nhà. Hiện nay tôi sinh sống tại TPHCM (dù không ở quận Tân Bình, tôi cũng thường xuyên đến khu chợ Bà Hoa để ăn mỳ Quảng, bánh xèo và mua đường tán, bánh rò để cúng ông nội. Tôi đang làm việc ở một Viện nghiên cứu, tôi đang quan tâm đến lịch sử và văn hóa của các làng nghề/xóm nghề thủ công truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu có thể, ông có thể viết/cung cấp thêm về quá trình hình thành và phát triển của khu dân cư làm nghề dệt; các hoạt động văn hóa liên quan đến nghề dệt: về nguồn gốc quê quán (lễ cúng xóm, lễ kỳ yên chẳng hạn...), những câu thơ truyền miệng, bộc phát trong lao động của những người thợ dệt,... Tôi rất mong được làm quen để học hỏi thêm những hiểu biết của ông. Tôi rất mong nhận được email của ông. Trân trọng kính chào Nguyễn Thị Hoài Hương Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 28 Lê Quý Đôn, quận 3, TPHCM. ĐT: 0913115243 Email:huongbeads@gmail.com

--------------------------------------------------------------


Những hình ảnh và bài viết liên hệ đến ngành dệt ở BẢY HIỀN:




May det vai tho so hoan toan bang go tu che...



Cô gái Bảy hiền bên khung cửi
tay nối tơ - em dệt lụa cho đời
mấy độ xuân về hoa vàng rực rỡ
tấm lụa cho mình em dệt xong chưa ? 
[tho vophubong]­­

chaobuoisang.net/lang-det-bay-hien-ngay-nay-

Không màu sắc, không hoa văn, vải của làng dệt Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM) đơn giản, mộc mạc như chính con người nơi đây.
Hàng chục năm về trước, làng dệt Bảy Hiền là một trong những nơi cung cấp sản lượng vải nhiều nhất cho cả nước. Cũng nhờ vào ngón nghề truyền thống mà những gia đình xứ Quảng ấy có thể sống sung túc ở Sài Gòn. Ngày nay, trong thời buổi cơ chế thị trường, vải vóc ngoại nhập tràn vào khiến những tấm vải dệt của Bảy Hiền ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Làng dệt Bảy Hiền tuy không còn mạnh mẽ, thịnh vượng như trước, nhưng đã để lại dấu ấn một thời và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Quảng giữa lòng thành phố.

Giờ đây, làng dệt Bảy Hiền chỉ còn lại một số ít hộ gia đình theo nghe det

Làng dệt Bảy Hiền ngày nay

Image result for khung cui det o lang det Bay hien


Dung det

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - ảnh 1
Bo chi vao thoi
Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - ảnh 6

Ke
     
Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - ảnh 5

Tuổi đời của các khung dệt dường như lớn hơn cả người thợ dệt
Không ít người đã bỏ nghể vì sức khỏe, vì thị trường vải dệt từ khung cửi bị bó hẹp.
..
Làng dệt Bảy Hiền ngày nay


Đây là những chiếc máy dệt ở làng dệt Bảy Hiền bây giờ còn lại rất hiếm...Loại máy nầy tuy cổ điển nhưng cũng tiến bộ rất nhiều so với những máy dệt thời sơ khai rất đơn giản mà bây giờ khó tìm thấy...


http://www.monre.gov.vn/v35/uploaded/5/15095_O_nhiem_tieng_on_va_bui_lang_nghe_Ma_Chau_deu_vuot_nguong_cho_phep.jpg


Máy quay tơ... [côn chỉ sợi từ chẻ vào ống để mắc cửi dệt...]




http://nhandaovadoisong.com.vn/wp-content/uploads/a35.jpg


Máy mắc cửi ...[mắc cửi từ ống vào trục để đưa lên khung dệt]


May suot chi bo vao thi de det
Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - ảnh 2


Máy dệt ông Cữu Diễn - một tổ sư nghề dệt Quảng nam  - người làng Thi lai,  Duy xuyên, QN - ......Máy hoàn toàn bằng gổ với ít phụ tùng sắt thép do thợ rèn tự chế...Sau nầy, trước 75,người Bảy hiền cải tiến bằng cách tự đúc hoàn chỉnh bằng sắt ...]

Những người thợ cuối cùng...còn gắn bó với nghề...Tương lai ngày mai...nghề dệt về đâu...





Đây là chiếc máy dệt aó thun ,loại nhập...Loại máy này thành phẩm ra rất nhanh ,cạnh tranh với với ngành dệt cổ điển...


TÌNH EM SÀI GÒN


Trang sáng tác 

 
TÌNH EM  SÀI GÒN

Sài gòn có hai mùa mưa nắng,
        tình ta yêu em ,
                            có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông ,
  nên ta viết bài thơ ,
TÌNH EM SÀI GÒN ,
                                      tặng em làm kỷ niệm,
                                              ngày mai em đi lấy chồng...

                                    


                  
Sài gòn xuân về mai nở,
             hoa vàng đẹp aó em thơ .
tơ hồng ai giăng đầy ngỏ,
             ta về bối rối trong mơ.


                   
                 Sài gòn hạ về nắng đỏ,
                                        nắng hôn đôi má em hồng,
                      xôn xao bướm vàng trước ngỏ ,
              ta về rộn rã chờ mong .



Sài gòn  thu về gió thổi ,
                      gió lùa mái tóc em bay ,
mơ màng bên khung cửa sổ,
                       thẩn thờ em nhớ  thương ai ?

                               

       
                      Sài gòn đông về mưa đổ ,
                                      mưa giăng mờ mịt phương trời .
                       em về ngang qua lối nhỏ  ,
                                                    mưa nhòa ướt áo  em thơ .



Sài gòn đêm nao yến tiệc ,
                         nhà ai pháo đỏ rượu hồng ,
     ta về chép trang thơ cũ ,
                                       tặng người em gái sang sông…

voduonghonglam


 Nhận xét bình luận :
 ---------------------------------

Thanh Nhã at 05/22/2012 05:40 am comment
ta về chép trang thơ củ, tặng người em gái sang sông lưu luyến

SAM89 at 05/11/2012 07:10 am comment
bạn mô tả SG thật hay .. giờ đang là giao mùa mưa nhưng nắng nóng quá bạn ạ , hi vọng ngày cuối tuần đem lại luồng khí mát mẻ mọi người bạn nhé , chúc vui vẻ
LAM at 05/16/2012 09:53 pm reply
Cám ơn bạn ghé thăm trang thơ...Chúc bạn luôn vui với BỐN MÙA SAIGON xuân hạ thu đông...
. at 05/10/2012 02:30 pm comment
Bài thơ thật là hay. Sang thăm và chúc bạn nhiều niềm vui nhé.
LAM at 05/10/2012 10:41 pm reply
Rất cám ơn chị ghé thăm...chúc chị vui trẻ...

Phia trước là bầu trời at 05/10/2012 09:33 am comment
bài thơ hay nhưng buồn quá. Chúc bạn ngày mới an lành,vui vẻ nhé...[img]6[/img]
LAM at 05/10/2012 10:40 pm reply
Cám ơn !Cám ơn...chúc bạn mạnh khỏe,vui vẻ...

Ký Gàn at 05/10/2012 04:27 am comment
Sài Gòn giờ đã thay tên Muốn hôn một phát , khó yên với người Sao em lỡ vội theo trai Cho anh đứng đó tâm hoài nhớ mong
LAM at 05/10/2012 10:37 pm reply
Rấm cám ơn bạn ghé thăm ...chúc bạn mạnh giỏi... Nhớ xưa con sáo ơ hờ... Rừng chưa thay lá em chưa lấy chồng. Bây giờ em đã sang sông, Con sáo bỏ lồng con sáo về đâu ???

Lê Bình at 05/09/2012 04:52 pm comment
Theo chân gia chủ. Cũng mạo muội ghé qua nhà chút. Rất tuyệt! Sài gòn thu về gió thổi , gió lùa mái tóc em bay , mơ màng bên khung cửa sổ, thẩn thờ em nhớ thương ai ?
LAM at 05/10/2012 10:30 pm reply
Cám ơn bạn...chúc bạn mạnh giỏi... Thương em từ thuở mười lăm, ...Đến năm hai mốt em đành vu qui...

Van Xuyen at 05/09/2012 04:14 pm comment
Sài gòn em hai mùa mưa nắng Em đi lấy chồng nắng cháy trong anh Thu đã sang Huế mùa này mưa lắm Mưa chẳng dịu lòng..ở phía không em
LAM at 05/10/2012 10:23 pm reply
Cám ơn ...thơ hay... Nếu một mai em về qua phố cũ, Phố mưa buồn em có nhớ anh không? Mưa ngoài trới mưa rơì trên tóc? Anh nghe lòng giá buốt từng cơn...

Thu xưa... at 05/09/2012 11:31 am comment
Ghe tham ban.
LAM at 05/10/2012 10:14 pm reply
Rất cám ơn bạn ghé thăm...Chúc bạn vui khoẻ...

Đinh Duy at 05/09/2012 09:15 am comment
Sài gòn đẹp lắm sài gòn ơi. Chúc Lam khỏe nha.
LAM at 05/10/2012 10:13 pm reply
...Sài gòn muôn thuở trong tôi... Từ xa nhau - em có bồi hồi nhớ thương?... Có về thăm lại sân trường? Có nghe phượng vĩ hai hàng đợi trông? Hay em giờ đã theo chồng?

Trân Trân at 05/08/2012 02:32 pm comment
Gái sài Gòn biết bao chàng trai mến Mến nụ cười, ánh mắt, cả bờ môi.
LAM at 05/09/2012 12:37 am reply
Cám ơn bạn ghé thăm để lại thơ...chúc vui,khỏe...

Trạch An - Trần Hữu Hội at 05/08/2012 10:17 am comment
Bốn mùa Sài gòn và em gái sang sông thật thắm tình . Lam vui khỏe nhé.

Trạch An - Trần Hữu Hội at 05/09/2012 08:16 pm reply
Mùa dó là mùa Kỷ niệm phasỉ không Lam ?
LAM at 05/09/2012 12:42 am reply
Cám ơn bạn...Mình còn muốn có thêm 1 mùa nữa...đó bạn à..

Nguyen Ngoc Mai at 05/08/2012 09:34 am comment
Bốn mùa SG của em thật đẹp và gắn với tình yêu , nỗi nhớ thương , mong đợi ...để rồi cuối cùng là thơ " tặng người em gái sang sông "
LAM at 05/09/2012 11:26 pm reply
Cám ơn chị...Chúc chị luôn vui khỏe...

MINH ĐOÀN - TRAI XỨ QUẢNG at 05/08/2012 07:16 am comment
[img]41[/img]
LAM at 05/09/2012 12:53 am reply
Cám ơn bạn đã ghé thăm..Chúc mạnh giỏi...

Khánh Mai at 05/08/2012 05:56 am comment
Bài thơ hiện lên một sài Gòn bốn mùa hương sắc, bốn mùa tình yêu
LAM at 05/09/2012 01:18 am reply
Cám ơn lời bình của chi...Chúc mạnh giỏi ,vui vẻ... Tình yêu như hoa nở bốn mùa, Sài gòn hương sắc của ngày xưa. Tan trường em đợi bên sân nắng,, Gió nhẹ nghiêng vành nón tiểu thư...

HOÀNG NGUYỄN at 05/07/2012 10:54 pm comment
Sài gòn là thế! Hai mùa nắng mưa Nhưng ta cứ ngỡ... Bốn mùa yêu thương. .............................
LAM at 05/09/2012 01:20 am reply
Rất cám ơn bạn ghé thăm ...Chúc sức khoẻ...

Trần Thế Hải at 05/07/2012 11:45 am comment
Được tin em gái theo chồng Dù không muối xát mà lòng quặn đau Biết làm sao nói làm sao Dù sao thì cũng mai đào nở hoa Em giờ là của người ta Có thương cũng chỉ ở xa lặng nhìn Chúc em hạnh phúc gia đình Trăm năm đầu bạc nghĩa tình sắt son Còn trời còn nước còn non Ta còn sống tốt để còn tin yêu Vu Quy muốn chúc bao điều....
LAM at 05/09/2012 01:24 am reply
Cám ơn...cám ơn...Chúc vui...sức khỏe...

Monday, February 11, 2013

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU[1789]

Đón Xuân nầy,nhớ Xuân xưa....Đọc lịch sử ngày nay,nhớ lịch sử ngày xưa...Hãy đọc:

 
 

BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU[1789]




Như mơ ngày Tết xuân năm ấy

Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông.

Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,

Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long.






Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,

Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.

Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,

KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...
 
voduonghonglam


Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)

Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long

Thần tốc bắc tiến


Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm,[41][42] Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.[43]

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn,[44][45] tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,[46] có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[47] Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.[48][49] Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ[cần dẫn nguồn]:


Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"


Giai thoại về việc ra quân

Tương truyền,[50] trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế để động viên quân sĩ.

Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:

Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

[nguồn wikipedia]

Friday, February 8, 2013

HƯƠNG VỊ TẾT QUÊ NHÀ

Bài viết QUANG NAM 

          Cũng như bao làng quê trên đất Việt, làng quê Thi Lai của tôi ở Quảng Nam ngày xưa khi Xuân về cũng có nhiều loại bánh kẹo, mứt…như bánh tét (thường là không nhưn, ăn kèm thịt heo luộc và dưa món), bánh ú, bánh ít, bánh xôi ngọt, bánh da, bánh in, bánh thuẩn …, kẹo đậu phụng, keo mè xửng, kẹo mạch nha …, mứt gừng, mứt bí, mứt khoai lang, mứt dừa…, Tuy nhiên, đặc biệt có hai loại bánh rất đơn sơ, mộc mạc nhưng lại không thể thiếu trên bàn thở tổ tiên của người xứ Quảng. Đó là bánh tổ và bánh nổ.

          Bánh nổ còn gọi là bánh nện, được làm từ cớm nếp (cốm) và đường bát màu vàng. Cớm trộn đường thắng, thêm ít gừng xắt sợi nhuyễn cho vào khuôn gỗ ép lại thành bánh. Ngày xưa làm bánh nổ trong gia đình vào những ngày cuối năm rất vui. Người lớn làm ra bánh, con nít dúng giấy bóng kiếng màu đỏ bọc lại, dán kín rồi cắt giấy màu xanh vàng tím… thành bông dán trang trí bên ngoài trông vui mắt và mỹ thuật.

          Bánh tổ, có người gọi là bánh ổ, được làm từ bột nếp và đường bát nâu, làm bằng đường bát vàng cũng được nhưng khi chiên lên trông không hấp dẫn. Bánh được làm chín bằng cách hấp cách thủy. Bánh có thể để lâu cả tháng không hư. 
          Có 3 kiểu dùng bánh tổ. Ăn sống tức là cắt bánh ra ăn ngay, không chế biến gì; ăn kiểu này không ngon, thường chỉ để nhắm trà nóng buổi tinh mơ khí trời lạnh lẽo. Bánh nướng trên lửa than ăn giòn và thơm, nhiều người thích. Bánh chiên trong dầu phụng nở rộp, béo, giòn,  thơm là kiểu ăn bánh tổ phổ biến nhất và ngon nhất.

          Người Quảng Nam sống xa quê, mỗi lần Xuân về được nếm hương vị của bánh tổ và bánh nổ bên chung trà thơm thì không gì thú vị, hạnh phúc hơn. Đó là hương vị đậm đà của quê hương xứ sở luôn ghi sâu trong ký ức người dân Quảng. Hương vị ấy gợi nhớ cái không khí giá lạnh những ngày Xuân nơi đất mẹ Quảng Nam, khiến tâm tư vừa bồi hồi vừa thanh thản, lâng lâng cảm giác đang gần gũi với những cánh đồng, những nương rẫy và những con người cần cù, chơn chất của xứ Quảng thương yêu.


          Thành phố Hồ Chí Minh có một khu vực tập trung rất đông người Quảng Nam. Đó là khu Bảy Hiền thuộc phường 11 quận Tân Bình. Tại đây có ngôi chợ Linh Hoa (sau năm 1975 đổi tên là chợ phường 11) nhưng người dân thường gọi là chợ Bà Hoa theo tên người chủ đã xây dựng ngôi chợ ấy cách đây hơn 40 năm. 

          Chợ có bán đủ thứ các vật phẩm của Quảng Nam. Khi Tết tới có bán đủ các loại bánh kẹo truyền thống xứ Quảng. Người Quảng Nam trong thành phố thường xuyên về đây mua sắm các loại thực phẩm. Có người gọi Bảy Hiền là một Quảng Nam thu nhỏ.

          Bạn là người Quảng Nam tha hương đang sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc các địa phương lân cận? Hãy tới khu Bảy Hiền và chợ Bà Hoa một lần để tìm lại những hương vị và hình bóng thân thương của quê nhà. Chắc chắn bạn sẽ không thất vọng đâu.


Sunday, February 3, 2013

Tin tức / Hoa Kỳ


Tin tức / Hoa Kỳ

Mỹ nghiên cứu biện pháp chống lại các vụ tấn công mạng của Trung Quốc

Phân tích gia an ninh mạng làm việc tại trung tâm theo dõi và cảnh báo ở thành phố Idaho Falls, bang Idaho
CỠ CHỮ
Chính phủ Hoa Kỳ đang xét đến những hành động quyết liệt hơn nhằm chống lại chiến dịch gián điệp trên mạng không mệt mỏi mà các tin tặc của Trung Quốc đang nhắm vào các công ty và các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.

Trong lúc hai tờ báo The New York Times và Wall Street Journal hôm thứ Năm cho biết hệ thống máy tính của họ đã bị các tin tặc ngồi ở Trung Quốc xâm nhập, các chuyên viên an ninh mạng của Mỹ đang nhắm đến các biện pháp trừng phạt bằng ngoại giao và thương mại.

Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng gián điệp trên mạng của Trung Quốc nhắm vào tất cả mọi ngành kinh tế của Hoa Kỳ, và chuyện này vẫn tiến hành mặc dù đã có các cuộc họp cấp cao giữa các giới chức Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta.

Lần nào Trung Quốc cũng bảo họ không có một nỗ lực gián điệp nào.

Cách nay ba năm công ty truy tầm dữ liệu Google cho biết họ đã lần ra manh mối cho thấy có nhiều vụ tấn công xuất phát từ Trung Quốc, định đánh cắp các bí mật thương mại của công ty, và theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc có tài khoản Gmail của Google.

Có đến 20 công ty Mỹ khác cũng bị các tin tặc Trung Quốc nhắm đến.

Nguồn: AP, South China Morning Post
Ý kiến
     
bởi: tayhoa từ: saigon vn
03.02.2013 07:22
Cu bat cu cai gi nhat, nhu sau xa nhat, kinh tom nhat, tham doc nhat,rung ru nhat , tieu nhan nhat. deu thuoc ve ,< nuoc tau>

bởi: Văn Minh
02.02.2013 23:05
- Các vị thử nghĩ xem chỉ copy mà giầu có được thì có mà nằm mơ. Nếu có đồ án mà không có các ngành chế tạo đồng bộ và đủ mạnh cũng như các chuyên gia uy tín thì cũng bó tay. Vậy suy nghĩ đi, một là nỗ lực lao động như người TQ, hai là đi copy thử xem có làm được không?

bởi: Minh Trí Nguyễn từ: Pleiku
02.02.2013 18:37
Trung Quốc nổi tiếng thế giới là ăn cắp và làm nhái, từ các sản phẩm trí tuệ làm giả cho đến thịt gà, tai heo làm giả. Do đó điều cả thế giới cần phải làm hiện nay là phải có giải pháp mạnh mẽ mới được

bởi: Chị Ba
02.02.2013 14:43
TQ không tuân thủ luật pháp quốc tế thì không nên giúp cho họ lớn mạnh thêm nữa.

bởi: Người Hanoi từ: Hanoi
02.02.2013 11:19
Bọn Tàu cộng cứ nhắm tấn công mạng cuả các quốc gia,nhất là Mỹ,tại sao chính phủ Mỹ cứ họp rồi lại họp với bọn cướp trắng trợn,nhưng kết quả là càng ngày bọn cướp càng tăng thêm sự xâm nhập trái phép để lấy cắp tài liệu mà không có biện pháp thích ứng như đánh sập tất cả các mạng của chính phủ tàu cộng.CP Mỷ đã từng tuyên bố là nếu nước nào tấn công vào mạng lưới Internet của Mỹ là tuyên chiến với Mỹ,vậy tại sao không làm,hay là quá nhu nhược với bọn Hán cộng

bởi: Vô phương cứu chữ
02.02.2013 07:50
nghiên cứu gì nữa, muộn rồi, trừng phạt thương mại nếu có thì nên làm cách đây hơn chục năm, người Mỹ vì tham cái lợi nhỏ mà không tính tới cái họa không lường, May quá voa không bị tin tặc trung cộng ta61nn công

bởi: Vi từ: Ha lan
02.02.2013 01:26
Thua cac ban, su troi day cua Trung quoc la phat trien hoa binh nhu ho thuong noi tren dien dan quoc te, hay la moi de doa cho toan the gioi? Mot quoc gia noi mot duong lam mot neo, cac ban danh gia quoc gia do nhu the nao???

bởi: khoa tran từ: úc
02.02.2013 01:07
Tin tặc Trung cộng cứ tiếp tục phá hoại an ninh thế giới dưói sự bao che của chính quyền, cách tốt nhất Mỹ nên bán hạ vài vệ tinh của tàu cộng thì chúng phải bó tay.

bởi: Dân Bạc Liêu từ: Bạc Liêu
01.02.2013 23:56
trung cộng là thế,không điểu cáng,không gian manh,không bành trướng thì không phải là Tàu Tặc,các quốc gia trên thế giới hãy đoàn kết lại chống kẻ thù chung là trung cộng,nếu không một ngày nào đó chúng nó cũng tấn công nước các bạn

bởi: Quan Sat
01.02.2013 23:32
Ong Do Doc Locklear,da quen canh bao Hoa Ky va the gioi biet rang. China la mot moi nguy hiem nhat va chinh la ke thu so 1 cua My va the gioi trong tuong lai.Bac Trieu tien chi la con de cua China ma thoi.Neu the gioi va My khong co ke hoach huu hieu bang moi cach de ngan chan China cang som cang tot.Ca nhan nuoc My va cac nuoc khac at se tro thanh nan nhan cua China.

bởi: thằng bờm từ: cho lon
01.02.2013 22:53
TIN TẶC TRUNG QUỐC hay HACKER CHINA .Đó là sự sống con của Trung Quốc ,Quoc gia này duy nhất là quoc gia giàu có trong một thời gian ngắn bằng "việc làm bất chánh" một điều má cac quoc gia Tư bản phải mất cả trăm năm.Phát trien tin tặc đồng nghĩa ăn cắp thông tin,khoa hoc kỹ thuật, kinh tế ,sáng chế .phát minh va ngay cả an ninh quốc phòng ( Chiếc phản lực cơ tàng hinh J2 sao chep của Mỹ...) la mot ví dụ.
Mỹ khong phải chi cảnh giac Tin tặc Trung Quoc mà ngay cả với nhiếu nguoi Mỹ gốc Hoa hay Hoa kiều đều gần như vậy

bởi: NGÂY THƠ
01.02.2013 22:34
Mỹ quá thơ ngây , đã bị tc ăn cắp mọi thứ vũ khí khủng trên mạng rồi copy ra để chống Mỹ , vậy mà tới giờ này Mỹ còn tin vào các cuộc họp với cấp cao tc ,hết biết ý

bởi: YEU NUOC
01.02.2013 21:53
TRUYỀN thống của TQ va CS là đột nhập ăn cắp tài liệu phá hoại từ xưa đến nay cũng vẫn là vậy chủ nghĩa CS là như thế rồi vậy mà thế giới cứ tin vào chủ nghĩa này cứ bị lừa dối


bởi: Góp Ý
01.02.2013 21:45
Có rất nhiều người TQ đang sống tại Mỹ, họ làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho chính phủ Mỹ và họ thường xuyên dùng internet liên lạc về TQ. Số lượng người TQ này có thể là đầu cầu (có thể bị lợi dụng) từ đó hacker thâm nhập vào mạng của Mỹ.

Người TQ họ luôn vì quyền lợi của người TQ, dù họ có là US citizen, trong thâm tâm của họ, dân tộc của họ luôn luôn là ưu tiên số 1. Điều này vô cùng nguy hiểm cho Mỹ.

bởi: lnguyen từ: usa
01.02.2013 21:00
Trung cong nen tu nghien cuu va sang tao cho rieng minh vi t/c thuong cho minh la cuong quoc , khong nen an cap ki thuat & thong tin cua nuoc khac ; Lam nhu vay that la tre con .