Thursday, June 20, 2013

CHUYEN VUI CUOI TUAN





CON KHỈ GIÀ
Một cặp vợ chồng già, đã gần đất xa trời mà còn dẫn nhau ra tòa xin ly dị.
Quan tòa hỏi:
- Hai ông bà đã già quá rồi, sao không sống chung với nhau cho có bạn mà đòi ly dị?
Bà vợ già trả lời:
- Thưa quý tòa. Tôi không thể nào sống chung với ông ấy vì đã có lần ông ấy nói tôi giống như con khỉ già.
Quan tòa cố nhịn cười hỏi:
- Thế câu chuyện đã xảy ra bao lâu rồi?
- Thưa đã hơn hai mươi năm.
Quan tòa ngạc nhiên:
- Đã hơn hai mươi năm mà bây giờ mới đưa nhau ra tòa?
Bà vợ già trả lời:
- Thưa, khi còn ở Việt Nam, ngày tối tôi phải lo việc bếp núc, không được đi đây đó. Qua Mỹ, tôi được đứa cháu nội đẫn đi sở thú, tôi mới biết mặt con khỉ già như thế nào.

 
Phan Luc suu tam

Sunday, June 16, 2013

DAI VIET SU KY TOAN THU



Kỷ Hồng Bàng Thị
Triều liệt Đại Phu, Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, kiêm Sử Quan tu soạn, Thần Ngô Sĩ Liên biên

Xét:
Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị1 đến ở Nam Giao2 để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu3 thì Bách Việt4 thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy.

Kinh Dương Vương

[1b]Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông6.
Nhâm Tuất, năm thứ nhất7. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế
Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh8 lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.
Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long9 sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép:thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi).
------------------Chú thích ------------------

1 Hy thị: Tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy (Hy thị) và họ Hòa (Hòa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn lịch pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đến ở miền đất phương Nam (Kinh Thư, Nghiêu điển)
2 Kinh Thư chép vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao (Hy Thúc trạch Nam Giao). Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh Thư, chỉ cho Nam Giao là phương Nam. Mãi đến thời Đường, Tư Mã Trinh mới giải thích Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.
3 Theo thiên Vũ Cống trong Kinh Thư, chín châu là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương Ung.
4 Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện của Tư Mã Thiên.
5 Việt Thường Thị: tên nước thời cổ ở phía Nam Trung Quốc có quan hệ với nhà Chu (hiến chim trĩ cho Thành Vương), lần đầu tiên được ghi trong sách Thượng Thư Đại Truyện. Có nhiều giải thích khác nhau, có thuyết nói rằng Việt Thường Thị ở miền quận Cửu Đức, tức miền Hà Tĩnh (Thủy Kinh Chú, Cựu Đường Thư); có thuyết nói Việt Thường thị ở vị trí nước Lâm Ấp đời sau (Văn Hiến thông khảo, Minh Sử, Minh nhất thống chí).
6 Thần Nông: theo truyền thuyết Trung Quốc, là một trong 5 vị đế thời thượng cổ, dạy dân biết cày bừa trồng trọt, cũng gọi là Viêm Đế.
7 Theo Mục lục kỷ niên của Đại Việt Sử Ký và câu kết của Kỷ Hồng Bàng thị (NK1, 5b) thì từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão (258 TCN) cộng 2622 năm. Vậy năm Nhâm Tuất là năm 2879 TCN. Đó chỉ là một niên đại suy đoán trên cơ sở - như trong Phàm lệ đã nói rõ - muốn đặt Kinh Dương Vương ngang với Đế Nghi.
8 Ngũ Lĩnh: có nhiều thuyết khác nhau, đại khái chỉ 5 ngọn ở biên giới phía nam của Trung Quốc. Theo Quảng Châu ký, đó là các núi: Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương.
9 Nguyên văn: "Thú Động Đình Quân nữ, viết Thần Long". Theo câu này thì phải hiểu Thần Long là tên người con gái của Động Đình Quân. Nhưng ở đoạn dưới (tờ 2b), soạn giả lại viết: "Kinh Dương Vương lấy con gái của Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân". Như vậy tên của Động Đình Quân là Thần Long.
-------------------------------------------------

Lạc Long Quân

[2a] Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương.
Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt.
Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng:
"Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó".
Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh"10. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. [2b] Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương11, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu12, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ13 nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?
------------------Chú thích ------------------
10 Kinh Dịch: Hệ từ.
11 Truyền thuyết Trung Quốc nói là bà Giản Địch (vợ thứ Đế Cốc) nuốt trứng chim huyền điểu, có mang, sinh ra ông Tiết, tổ của nhà Ân - Thương.
12 Bà Khương Nguyên giẫm vết chân người khổng lồ, sinh ra ông Khi, tức Hậu Tắc, tổ nhà Chu.
13 Thông giám ngoại kỷ: tức phần Ngoại Kỷ của sách Tư Trị Thông Giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn.
------------------------------------------------

Friday, June 14, 2013

VỊNH CON CÓC


VỊNH CON CÓC


Ăn bờ ngủ bụi chả cần sang
Bước nhảy ngao du khắp xóm làng
Áo rộng xù xì trông gớm ghiếc
Mắt to lồ lộ liếc nghênh ngang
Tiếng kêu phong vũ thiên thì ứng
Miếng võ Hà Mô Ngũ Bá hàng
Danh trấn Thiền Thừ oai nguyệt điện
Trần gian món nhậu bỗng cười khan.
Cao Linh Tử
    Họa
    Cóc già, cóc trẻ, cóc nào sang
    Được bán được buôn khắp xóm làng
    Mình thấy nổi u nhìn thật khiếp
    Bụng trông giống trống ngó ngang ngang
    Ầm ầm cong đít tài Tây độc
    Cóc cóc vươn vai lực chưởng hàng
    Nổi tiếng võ lâm trong ngủ bá
    Dân thường bắt nhậu, trốn kêu khan

Chẳng phải giàu mà cũng chẳng sang
Đầu trên xóm dưới khắp thôn làng
Danh lừng thiên hạ thơ lăn lóc,[1]
Tiếng dậy trần gian bước nghễnh ngang
Răng nghiến trời nghiêng mưa gió nổi
Miệng gầm đất chuyển cọp lai hàng[2]
Hằng Nga nễ Cậu cho cai quản [3]
Danh vọng thiềm cung nỗi tiếng khan...
vophubong [voduonghonglam]
Chú thích:
[1] bài thơ Con Cóc nỗi tiếng xưa nay:
con cóc trong hang,
con cóc nhảy ra,
con cóc nhảy ra,
con cóc ngồi đó,
con cóc ngồi đó,
con cóc nhảy đi...
[2] [3] Ca dao có câu: Con Cóc là Cậu Ông Trời ,
Ai mà chọc nó thì trời đánh cho...
Cóc gầm là trời đất còn chuyển động , nỗi tiếng như ngón võ" Sư Tử Hống" của Tạ Tốn mà gặp môn "Hà Mô Công" của Cóc còn bỏ chạy... thì cọp nhằm nhò gì...? [ truyện nầy hay lắm...xem cô gái Đồ Long sẽ rõ]